CÓ NÊN TỚI NHA SĨ KHI MANG THAI KHÔNG?

Có nên tới nha sĩ khi mang thai không?

Một số người cho rằng phụ nữ không nên chữa răng trong giai đoạn mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, điều này không đúng. Dưới đây là một số lầm tưởng thường gặp về vấn đề này.

1. Trong thời gian mang thai và cho con bú không nên gây tê?

Theo các bác sỹ nha khoa, hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp gây tê cục bộ. Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi và trong thành phần không chứa các chất gây co mạch. Những loại thuốc gây mê như thế không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.

2. Không nên chụp X quang trong thời gian mang thai?

Trong thời gian chữa răng, cần phải làm từ 1 – 5 lần chụp X quang. Khi chụp X quang, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị.

Những tia X quang trong trường hợp này được sử dụng thấp hơn ngưỡng cho phép 10 lần, nên không có hại cho cơ thể. Hiện nay, có những thiết bị hiện đại có thể thực hiện chụp X quang không phải bằng phim mà bằng bộ cảm biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này còn thấp hơn 10 lần nữa.

Hơn nữa, trong thời gian chữa răng cho những bệnh nhân đang mang bầu, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân mặc những chiếc áo chuyên dụng để tránh những ảnh hưởng của chụp X quang.

520353-clinica-dental-maria-dolores-lozano-ortiz-odontologia

3. Trong thời gian mang bầu không nên chữa răng?

Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.

Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.

Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng.

pregnant-at-dentist-disscusion

Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Các nhà khoa học khẳng định, những có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng.

Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.