CHĂM SÓC RĂNG CHO BÉ

Trong thời gian có thai chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến bộ răng của bé sau này.

Ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc cha mẹ có thể bắt đầu làm vệ sinh răng miệng cho trẻ. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng và massage lợi sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.

Dùng thuốc đánh răng không chứa fluor dành cho trẻ.  Không nên để bé bú bình chứa sữa pha chế hoặc nước hoa quả khi đi ngủ, vì đường trong các đồ uống này sẽ tích tụ ở miệng, làm tăng lượng axit có hại cho men răng. Khi ngủ, lượng nước bọt tới miệng giảm nên chất ngọt càng dễ đọng lại quanh răng.

– Nếu bé chỉ có thể ngủ khi được mút thì nên cho bé bú bình nước sạch hoặc dùng núm vú giả. Núm giả có thể được chấp nhận tới khi trẻ 2-3 tuổi. Thói quen này dễ bỏ hơn mút tay.

– Khi bé bắt đầu đứng hoặc đi, cần chú ý đến khả năng răng bị tổn thương do ngã. Xử trí kịp thời nếu điều này xảy ra.

Thường xuyên đi khám bác sĩ nha khoa. Lần khám đầu tiên nên được thực hiện trước khi bé tròn 1 tuổi, sau đó cứ 6 tháng lại khám 1 lần.

KHI BÉ MỌC RĂNG

Chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, sốt nhẹ, lợi sưng đỏ, tiêu chảy… là những phiền toái thường gặp khi bé mọc răng. Việc chăm sóc lúc này cần tỉ mỉ hơn ngày thường.

20110525162032_rdn_4dab93eb72a63

Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn hoặc muộn hơn.

Trước khi răng nhú lên, bạn sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Do bị đau và khó chịu, bé hay quấy khóc và lười ăn, thậm chí sút cân. Vì vậy, bạn nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn bằng bột, sữa hoặc cháo loãng.

Nếu bé sốt trên 38, 5 độ, bạn có thể cho uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn.

Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày. Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần nhưng lượng phân và nước ra ít thì không cần bù nước, cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

Sau khi ăn, nên cho uống một ít nước lọc để súc miệng, rồi lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé. Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.

Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn. Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê, táo hay cà rốt nhỏ.

ef8e1155ffb3b481d6ec77d7a6149344

Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương. Cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Lưu ý: Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa, tiêu chảy kéo dài. Đó là triệu chứng của bệnh khác, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám ngay.

CÙNG BÉ ĐÁNH RĂNG

Nhiều người còn cho rằng không cần phải vệ sinh răng sữa quá kỹ vì trước sau cũng thay răng. Thực chất, răng sữa cũng quan trọng như răng vĩnh viễn, giúp trẻ nói chuyện, ăn nhai, dinh dưỡng tốt hơn.

Dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Nếu răng sữa bị sâu, nhổ quá sớm, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm và gây lệch lạc cho các răng vĩnh viễn sau này.

Hãy bắt đầu thực hiện việc đánh răng như một trò chơi. Đầu tiên, cho trẻ quan sát người lớn đánh răng mỗi sáng, cùng chơi trò chơi đánh răng với búp bê, gấu bông… Bé sẽ thích thú những chiếc bàn chải đánh răng màu rựcrỡ có hình con sư tử Simba hoặc có bạn gấu Pooh đang toét miệng cười.

Việc đánh răng đúng cách đòi hỏi một “kỹ thuật” tương đối phức tạp, ngay nhiều người lớn cũng vẫn làm sai hay bỏ sót. Cần chải đầy đủ ba mặt răng cả hàm trên và hàm dưới theo chiều dọc. Hãy đánh lại cho bé, vừa đánh vừa chỉ cặn kẽ để bé hiểu.

higiene1

LƯU Ý

1– Cần thận trọng và chỉ dùng thuốc có fluor cho trẻ khi đã xin ý kiến bác sỹ nha khoa. Vì khi dùng nhiều, chất fluor sẽ để lại vết trên men răng và gây nguy hiểm nếu trẻ trót nuốt vào.

2– Cũng không nên cho bé dùng các loại nước súc miệng, bởi trong đó có thể có hoá chất, phẩm màu, chất sát trùng, có vị cay dễ gây phản ứng.

3– Không cho trẻ mút tay, hạn chế bú bình vì nó sẽ làm đẩy các răng phía trước ra ngoài, gây ra hiện tượng “răng vẩu”. Bú bình còn dễ gây sâu răng do các chất ngọt đọng lại trong khi có rất ít nước bọt được tiết ra để làm giảm axít trong miệng và bảo vệ răng lúc ngủ.

4– Nếu bé cần bú bình mới ngủ được thì chỉ cho ngậm bình nước lọc và lấy bình ra ngay khi bé đã ngủ.

5– Hạn chế ăn quà vặt, nhất là đồ ngọt và thực phẩm dễ bám dính lên mặt răng (kẹo, chocolate, nước ngọt).

CÁC THÓI QUEN LÀM HỎNG RĂNG MIỆNG CỦA TRẺ:

Mút ngón tay và núm vú giả:

Mút ngón tay không chỉ gây mất vệ sinh, tăng nguy cơ nhiễm giun sán mà còn ảnh hưởng nhiều tới răng và xương như:

– Răng cửa hàm trên mọc chìa ra ngoài làm thưa các răng và dễ bị gãy khi va chạm.

– Khi mút ngón tay, má hóp lại làm cho răng hàm của hàm trên bị ép lại và nằm ở phía trong của răng hàm dưới làm sai lệch khớp cắn. Đây là nguyên nhân gây đau khớp thái dương hàm và khớp cắn hở.

– Răng hàm trên và răng hàm dưới không chạm vào nhau làm cho lưỡi bị đẩy ra phía trước, khiến trẻ phát âm khó khăn. Trong quá trình mút ngón tay, môi dưới bị ép lại nằm phía sau răng cửa hàm trên, gây vẩu.

54260_bebac_630x0

Đưa lưỡi ra trước và cắn môi dưới

Các tật này có thể làm trẻ bị vẩu răng trên và khớp cắn hở.

Thở bằng miệng

Nguyên nhân có thể là trẻ bị một trở ngại về đường mũi nên phải thở bằng đường miệng. Cách thở này sẽ làm khô niêm mạc miệng, lệch lạc răng và hàm, dễ gây sâu răng và nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Chống cằm và mút môi trên

Thói quen này không gây xô lệch răng một cách đáng kể ngay tức thì nhưng nếu kéo dài, nó có thể gây vẩu hàm dưới.

Ngoài ra, các thói quen cắn móng tay, nghiến răng, cắn các vật cứng cũng rất có hại vì sẽ làm cho răng trẻ bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, lâu ngày có thể làm chết tủy răng và mỏi khớp thái dương. Nếu dùng các vật nhọn xỉa răng thường xuyên, kẽ răng sẽ bị hở, lợi dễ bị tổn thương do trầy xước.

CÁCH PHÒNG TRÁNH

Nên kiên quyết bắt trẻ bỏ thói quen xấu ngay từ đầu vì càng để lâu càng khó bỏ. Đối với những trẻ hay mút tay từ lúc 2-3 tháng tuổi, nên nghĩ cách không cho trẻ gập khuỷu tay lại để đưa lên miệng, như lấy một ống bìa cứng lồng vào cánh tay, ôm lấy khuỷu tay trẻ. Đối với trẻ lớn hơn, có thể xoa một chất có mùi khó chịu ở ngón tay mà trẻ hay đưa lên miệng, hoặc bọc ngón tay bằng vải…

Nếu trẻ thở bằng miệng do các bệnh về mũi, cần cho đi khám ngay để điều trị triệt để. Nếu trẻ vẫn thở bằng miệng thì có thể dùng băng gạc băng cằm lại để trẻ phải tập thở bằng mũi.

Chỉ cho trẻ xỉa răng khi thật cần thiết như khi bị thịt, thức ăn mắc vào răng… Nên dùng tăm có một đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để không gây tổn thương lợi.

Những tật xấu khác như chống cằm, tật cắn môi… thường xảy ra khi trẻ đã lớn hơn, cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp nghiêm khắc nếu trẻ vẫn tái diễn… Nên bày ra những trò chơi hấp dẫn để trẻ bị cuốn hút vào đó mà quên đi dần những tật xấu.