Vệ Sinh Và Bảo Quản Hàm Răng Giả Tháo Lắp
Vệ Sinh Và Bảo Quản Hàm Răng Giả Tháo Lắp
Muốn duy trì hàm giả tháo lắp có thời gian sử dụng lâu hơn chúng ta cần vệ sinh, bảo quản cẩn thận. Sau đây, Nha Khoa ADC hân hạnh giới thiệu cách vệ sinh và bảo quản hàm răng giả tháo lắp.
Hàm giả tháo lắp là loại phục hình răng rất phổ biến, được khách hàng sử dụng nhiều vì có thể tháo ra lắp vào rất tiện lợi. Tuy nhiên, do hàm giả tháo lắp có thời gian sử dụng không dài, khoảng 3 năm là hàm bắt đầu trạng lỏng lẽo, buộc bệnh nhân phải thay hàm mới.
Nhưng, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp cho quý khách có thể kéo dài tuổi thọ của hàm giả tháo lắp nhé.
1. Vệ sinh hằng ngày:
Bệnh nhân tự mình tháo ra và lắp vào hàng ngày ngay tại nhà mà không cần nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ vì thế mà việc vệ sinh hàng ngày là điều cần thiết.
Mỗi ngày vệ sinh sạch sẽ 2 lần/1 ngày.
Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng phù hợp với hàm tháo lắp để đánh, cọ, chùi rửa cho hàm giả thật sạch để làm sạch các vụn bẩn tránh được tình trạng vụn thức ăn bám bẩn trên hàm lâu ngày gây xỉn màu, ố màu răng. Tránh sử dụng loại bàn chải quá cứng để vệ sinh hàm tháo lắp vì nó sẽ gây mòn, trầy bề mặt và làm mất màu hàm giả.
Ngoài việc làm sạch hàm giả hàng ngày bạn cũng nên thường xuyên chải và làm sạch những chiếc răng thật còn lại ở trên hàm, mô nha chu bằng bàn chải, chỉ nha khoa… Nhằm có được một hàm răng sạch sẽ, tránh môi trường cho vi khuẩn phát triển gây nên các bệnh lý răng miệng.
Lưu ý:
Không nên đeo cả hàm giả đi ngủ mà nên tháo hàm ra trước khi đi ngủ.
Ngâm hàm giả trong dung dịch muối loãng hoặc trong cốc nước giấm. Đến khi sử dụng lại thì phải rửa sạch vị chua của giấm và vị mặn của muối để tránh gây cảm giác khó chịu.
Không được ngăm hàm giả vào trong nước sôi vì sẽ làm cong hàm. Bệnh nhân có thể tháo hàm giả cả ngày nhưng phải ngâm trong nước ấm.
Nên nhẹ nhàng cầm nắm hàm giả, tránh tình trạng làm rơi, vỡ hàm.
2. Vệ sinh niêm mạc nướu:
Súc miệng hằng ngày với nước súc miệng hoặc nước muối để làm sạch và tránh bị nhiễm trùng mô nướu.
Bệnh nhân nên massage nướu vào buổi sáng và tối.
Có thể sử dụng gel làm ẩm bôi lên nướu để giữ ẩm, tránh tình trạng nướu bị khô sẽ không gắn hàm giả vào được.
3. Chế độ ăn uống:
Tránh xa các thức ăn cứng, nóng, lạnh hoặc quá dẻo gây dính vào hàm giả. Làm việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hoặc gây nên những tổn thương cho hàm giả.
Bạn nên tập làm quen với các loại thức ăn mềm, dễ nhai, nuốt…để bảo vệ hàm giả duy trì được lâu dài.
4. Khám răng định kỳ:
Việc sử dụng hàm giả lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng hàm bị lõng lẻo thì bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện ra tình trạng bất ổn của hàm nhằm tìm ra biện pháp khắc phục tốt nhất.
Nếu hàm có mùi hôi, có vết nứt hay hàm giả gây cảm giác khó chịu thì nên thay thế một hàm mới.
Kiểm tra định kỳ còn nhằm phát hiện ra các bệnh lý răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Từ đó có những biện pháp điều trị triệt để.
Việc thường xuyên giữ vệ sinh hàm tháo lắp sẽ giúp cho hàm có độ bền tuổi thọ cao, bên cạnh đó bệnh nhân cũng nên thường xuyên đi khám định kỳ để có thể phát hiện sớm những trục trặc do hàm tháo lắp gây ra, từ đó có biện pháp khắc phục tốt nhất.
Mọi thắc mắc liên hệ ngay đến:
NHA KHOA ADC
Địa chỉ: 160 Hòa Hưng , P. 13, Q. 10,TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: Điện thoại: 0938721803 – 38653517. Hotline 0903 929 595
Website: www.nhakhoaadc.com
Email: nhakhoabacsitien@gmail.com