Triệu Chứng Mọc Răng Khôn Và Ý Nghĩa Của Nó

Triệu chứng mọc răng khôn luôn gây khó chịu, đau nhức. Hơn 98% trường hợp mọc răng khôn cần phải nhổ bỏ. Vậy răng khôn xuất hiện có ý nghĩa gì hay không?

1. Triệu chứng mọc răng khôn bạn cần biết

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng hàm số 3 mọc cuối cùng trên cung hàm, khi 28 chiếc răng của một người trưởng thành đã phát triển đầy đủ.

Răng khôn mọc lên trong độ tuổi từ 18-25

Điều đáng lo ngại ở đây là cung hàm của mỗi người thường chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng thực hiện chức năng ăn nhai bình thường. Vì không đủ khoảng trống nên răng khôn thường mọc lệch, mọc kẹt, mọc ngang, mọc ngầm … dẫn đến nhiều biến chứng.

Răng khôn xuất hiện rất dễ nhận biết với các triệu chứng không mấy dễ chịu, mang ý nghĩa về một chiếc răng không mọc thẳng hàng trên cung hàm.

Sưng nướu tại vị trí trong cùng

Mầm răng khôn trong xương hàm bắt đầu trồi lên sẽ làm phần lợi phía trên và xung quanh răng bị sưng phồng, càng lúc càng to. Đến khi răng mọc ổn định, nướu răng sẽ trở lại bình thường.

Răng khôn bị lợi trùm

Riêng những trường hợp răng mọc kẹt, mọc lệch không thể trồi hẳn lên sẽ bị nướu răng dày chắc phủ lại. Tác nhân này gây ra những cơn đau hàm dữ dội.

Đặc biệt, nướu sưng phồng sẽ khiến hàm trên và hàm dưới không đồng bộ với nhau. Trong quá trình ăn nhai sẽ xảy ra tình trạng cắn phải lưỡi, cấn nướu, đau nhức trầm trọng.

Viêm nướu

Thức ăn chúng ta ăn uống hằng ngày dễ bị mắc kẹt lại khi nướu bị tách cho răng khôn trồi lên. Vị trí trong cùng rất khó vệ sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nướu tại vị trí này. Một số trường hợp gây hôi miệng, xuất hiện vị đắng trong miệng hoặc viêm họng do tác động của vi khuẩn.

Nóng, sốt, cơ thể mệt mỏi

Viêm nướu khi mọc răng khôn còn có thể làm viêm mô tế bào, khiến vùng má bị sưng. Cơ thể mệt mỏi, nóng sốt, ăn ngủ không ngon.

Khít hàm, khó mở miệng

Vùng hàm trong sẽ nâng đỡ cả hàm ngoài, vì thế khi bên trong bị tổn thương, hàm của bạn có dấu hiệu cứng và khó mở rộng do nướu sưng đau. Lúc này, việc cử động cơ miệng không còn linh hoạt như trước. Cảm giác nặng nề và đau nhức.

Tên là răng khôn nhưng chiếc răng này không hề mang lại ý nghĩa tích cực nào cho hệ thống răng miệng. Việc xuất hiện của răng khôn không giúp chức năng ăn nhai  tốt hơn mà ngược lại còn gây nhiều vấn đề phiền phức.

Răng khôn hầu như không có chức năng nào trên cung hàm

2. Nhổ răng khôn khi phát hiện triệu chứng ban đầu

Không giống với các răng còn lại, răng khôn không mọc hoàn chỉnh một lần mà kéo dài thành nhiều đợt. nó sẽ nhú lên từng chút một, kéo dài vài năm. Mỗi đợt mọc răng khôn cách nhau từ 1 đến vài tháng và mọc trong khoảng vài ngày hoặc hơn 1 tuần thì dừng lại.

Đó chính là lý do vì sao nhiều người thường chủ quan vì chỉ bị đau nhức trong vài ngày rồi hết. Tuy nhiên, quá trình mọc răng khôn rất khó khăn nên cứ một đợt nhú lên nó sẽ lại gây đau nhức. Những triệu chứng mọc răng khôn lại tái diễn.

Nghiêm trọng hơn, một chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngầm trong xương hàm một thời gian dài sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

Rụng răng số 7

Khi răng khôn mọc ngầm, mọc lệch và đâm vào răng số 7, răng số 7 lúc này sẽ bị tiêu một phần thân và chân răng. Tình trạng này thường xảy ra âm thầm nên dễ khiến nhiều bạn bỏ qua.

Nhưng về lâu dài, răng số 7 sẽ bị lung lay, bắt buộc phải nhổ bỏ. Lúc này sẽ tốn rất nhiều chi phí để trồng răng Implant khôi phục lại răng số 7 nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm

Ảnh hưởng dây thần kinh

Một số trường hợp nguy hiểm, răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở môi, da và niêm mạc. Không chỉ làm suy giảm cảm giác, răng khôn còn gây những cơn đau buốt hai bên mặt và gây phù đỏ quanh vùng mắt.

U nang chân răng

Viêm nướu răng khôn có khả năng tạo mủ, hình thành túi nang trong xương hàm. Điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết và viêm xương hàm.

Chính vì vậy, từ lúc xuất hiện triệu chứng đau răng khôn lần đầu tiên thì chúng ra nên đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Tránh trường hợp để lâu gây nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường.

Nhổ răng khôn càng sớm càng tốt cho sức khỏe răng miệng

Bạn có thể đến trực tiếp Nha khoa ADC để được khám, chụp phim dự phòng răng khôn MIỄN PHÍ và có kế hoạch điều trị phù hợp.

NHA KHOA ADC

Địa chỉ: 160 Hòa Hưng , P. 13, Q. 10,TP. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 0938721803 – 38653517. Hotline 0903 929 595

Website: www.nhakhoaadc.com

Email: nhakhoabacsitien@gmail.com