GẮN MÁC CÀI GIÁN TIẾP – ĐỂ KHÔNG BỎ PHÍ MẤT MỘT NGÀY YÊN BÌNH

Gắn mắc cài gián tiếp – để không bỏ phí mất một ngày yên bình!

– Tác giả: Terry A. Sellke, DDS MS –

-Tổng hợp và dịch: BS. Lê Yến Minh –

Việc gắn mắc cài gián tiếp đã được phát triển trong một thời gian dài. Có rất nhiều tài liệu được công bố về gắn gián tiếp để tăng độ chính xác của vị trí mắc cài, và kết quả là hoàn tất một ca bệnh tốt hơn. Thêm vào đó, không ai thắc mắc về việc giảm thời gian của nha sĩ trên ghế răng, đồng thời giảm cả thời gian của bệnh nhân (bẻ dây, thay dây cung thường xuyên, điều chỉnh để bù trừ việc đặt mắc cài sai vị trí). Hiệu quả đạt được thật to lớn! Vậy thì tại sao nha sĩ lại không làm như vậy để tăng chất lượng công việc đồng thời giảm thời gian điều trị cho mỗi trường hợp.

Có rất nhiều người không chọn phương án gắn mắc cài gián tiếp, chỉ đơn giản vì quy trình kĩ thuật khá phức tạp. Chính vì vậy tác giả đã đề xuất một quy trình đã được đơn giản hóa để cho phép bất kỳ nha sĩ nào cũng có thể sử dụng phương pháp gắn mắc cài gián tiếp.

A. Áp dụng tiêu chuẩn Six Sigma vào quy trình gắn mắc cài gián tiếp để tăng hiệu quả tối đa.

A1. Mục tiêu của Six Sigma là:

  1. Làm khách hàng (bệnh nhân) hài lòng hơn.
  2. Giảm thời gian làm việc.
  3. Tăng độ hoàn thiện do giảm thiểu sai số.

A2. Quy trình làm việc theo tiêu chuẩn Six Sigma:

  1. Lấy dấu bằng Orthoprint® Alginate của Zhermack, để cho sự ổn định của dấu theo ba chiều không gian. Orthoprint® Alginate cho độ chính xác tối đa trên mẫu thạch cao dùng để đưa mắc cài.
  2. Tác giả thấy dấu có chất lượng tốt nhất và hiệu quả kinh tế nhất khi sử dụng khay lấy dấu dùng một lần Dental Corp of America (DCA) và chất gắn vào khay HOLDTM cùng với Orthoprint Alginate.
  3. Thạch cao đá Whip Mix’s Jade StoneTM High-Strength Die Stone (thạch cao dùng cho cầu và chụp) để cho chi tiết dấu tốt nhất và có độ cứng phù hợp với việc đúc máng.
  4. Áp dụng lại việc bôi lần 2 với 3M Unitek TransbondTM Plus Self Etching Primer để giảm độ sút bong tới 30%.
  5. Tăng cường hiệu quả dán dính bằng việc khắc acid (etching) trước khi dùng primer tự etching hoặc sử dụng AdperTM PromptTM L-PopTM Self Etch Adhesive của 3M.
  6. Cô lập nước bọt và kiểm soát độ ẩm là tiêu chuẩn của độ bền dán.
  7. Điều thú vị là hệ thống APC Adhesive Coated Appliance System (mắc cài có lớp áo phủ tại nơi sản xuất) làm giảm tỉ lệ bong mắc cài đi 1/3 so với việc dán trên ghế răng.
  8. Đèn Plasma sẽ tiết kiêm thời gian của bác sỹ và trợ thủ đồng thời tăng độ bền dán.
  9. Yếu tố quan trọng nhất của quang trùng hợp (so với hóa trùng hợp) là vật liệu quang trùng hợp được thiết kế để gắn composite với men răng. Hiện nay 3M đã giới thiệu một hình thái vật liệu dán có tên là TransbondTM Supreme LV Low Viscosity Light Cure Adhesive, một phiên bản nhựa dán chỉnh nha dạng lỏng. HIện nay đây là loại được khuyên dùng cho gắn mắc cài gián tiếp quang trùng hợp.

nhakhoa q10

B. Quy trình tại labo

Chìa khóa của việc sử dụng biện pháp gắn gián tiếp nằm ở toàn bộ các bước chế tạo ra máng đưa mắc cài. Máng không sát khít thì mắc cài sẽ dễ bong. Vị trí mắc cài sai trên máng cũng dẫn tới các lần hẹn để gắn lại và mất thêm thời gian trên ghế để bẻ dây bù trừ. Không những điều này làm tăng thời gian điều trị, làm cho bác sỹ căng thẳng mỗi ngày làm việc trên ghế, tốn thêm chi phí và thời gian (phải sửa những điều “không đúng”) và các vấn đề xoay quanh đó. Có ai từng thắc mắc rằng tại sao gắn mắc cài gián tiếp lại KHÔNG trở thành tiêu chuẩn thường quy cho mọi phòng khám chỉnh nha trên toàn thế giới? Những người từng chịu hậu quả từ gắn mắc cài gián tiếp đểu biết rằng đó là một góc quanh co của kiến thức. Nó chứa đựng NHIỀU nhạy cảm về kỹ thuật hơn là những kĩ năng lâm sàng. Cũng vì thế, nếu hệ thống ta áp dụng được chuẩn hóa và chính xác, thì kết quả sẽ tuyệt vời hơn so với việc ngồi gắn từng mắc cài và ống (đặc biệt khó khi tiếp cận vùng răng sau) với tỉ lệ dán dính khá cao (của tác giả thì nhỏ hơn 3% từ lúc tháo máng đến lúc hoàn tất 1 ca bệnh). Kết quả vị trí mắc cài tốt hơn nên thay dây cung ít hơn, ít phải bẻ dây hơn và dẫn đến hiệu quả điều trị tốt hơn. Thêm vào đó tiết kiệm thời gian hơn vì ít lần hẹn hơn, thời gian mỗi lần hẹn ngắn hơn cho mỗi ca bệnh. Những bác sỹ chưa từng áp dụng việc gắn gián tiếp, các ngài còn chờ đợi gì nữa?

B1. Lấy dấu.

Mọi bác sỹ chỉnh nha được dạy rằng “Ngai vàng cũng chỉ bằng dấu răng”, ngụ ý rằng nếu dấu không hoàn hảo thì toàn bộ các bước sau đó sẽ bị kém đi và sản phẩm cuối cùng sẽ kém và không chấp nhận được. Do đó bước đầu tiên trong toàn bộ quy trình kĩ thuật nhậy cảm của việc chế tạo máng đưa mắc cài này chính là việc lấy dấu tốt.

Tại phòng khám của tác giả đã áp dụng tiêu chuẩn Six Sigma để nghiên cứu trong nhiều năm, thí nghiệm tất cả các loại chất lấy dấu và khay lấy dấu có trên thị trường. Với Alginate, tác giả đòi hỏi độ ổn định theo các chiều không gian cũng như việc dễ trộn và không đắt tiền. Trong khi KromopanTM Alginate by Dental Corp of America được coi là chất lấy dấu thượng hạng cho cầu và chụp, thì sau 8 tháng thử nghiệm tác giả ưa dùng hơn Orthoprint của Zhermack International. Đây là một trong những loại chất lấy dấu rẻ tiền nhưng độ ổn định theo các chiều không gian lại tuyệt hảo, nằm trong danh sách các loại chất lấy dấu “dấu đầu tiên cũng là dấu cuối cùng”.

Tương tự như vậy, tác giả cũng nghiên cứu nhiều loại khay lấy dấu. Tác giả chuyển hướng tập trung từ việc tái hiện dấu của giải phẫu mô mềm và nghĩ nhiều đến giải phẫu răng (như đối với lấy dấu cầu và chụp). Tác giả tìm loại khay lấy dấu sẵn để cho hiệu quả ghi dấu răng chi tiết. Tác giả nhận thấy khay lấy dấu DCA là tốt nhất, càng tăng hiệu quả nếu dùng kèm phun giữ HOLD Tray Adhesive của Waterpik Inc.

Cuối cùng tác giả đã trộn alginate không theo cách truyền thống. Tác giả đong alginate vào trong “túi nhỏ”. Khi cần lấy dấu sẽ mở túi, thêm nước đủ lượng, xoắn đỉnh túi để đóng túi (giữ lại một chút khí) và vò mạnh túi bằng tay để trộn alginate. Sau đó chỉ cần xé góc túi và lấy alginate vào khay (không khác nào đầu bếp trang trí bánh kem). Kết quả được dấu tốt hơn, mịn hơn, trộn dễ hơn và không cần rửa vậy liệu sau sử dụng nên tiết kiệm thời gian hơn. Các làm này hiệu quả hơn hẳn dùng bát trộn. Hãy thử xem!

B2. Đổ mẫu

Rõ ràng điều quan trọng nhất là đuổi hết bọng khí ra khỏi mẫu thạch cao. Để làm được điều này thì nên trộn chân không. Điều quan trọng nữa là đổ mẫu trong vài phút sau khi lấy dấu khỏi miệng. Thêm vào đó, trong một nghiên cứu khác, tác giả thấy thạch cao đá Whip Mix’s Jade Stone High-Strength Die Stone (dùng cho cầu và chụp) là loại thạch cao đạt được độ cứng và khả năng làm việc cao nhất để làm mẫu chế tạo máng.

Suy nghĩ cuối cùng, hãy từ bỏ ý tưởng dùng các vật liệu rẻ tiền hoặc một vài cách khác để đi tắt trong việc lấy dấu và đổ mẫu. Nếu bạn có được một dấu nghiên cứu tuyệt hảo, thì coi như phần khó nhất của việc làm máng đưa mắc cài đã hoàn thành.